Top 7 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh giúp kinh doanh thành công

Muốn kinh doanh thành công thì việc phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những bước quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Việc này giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ, từ đó đưa ra những chiến lược marketing và kinh doanh hiệu quả. Vậy đối thủ cạnh tranh là gì? Phân tích đối thủ cạnh tranh cần được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh được hiểu là các doanh nghiệp hoặc tổ chức có hoạt động trong cùng một ngành hay cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương đương hoặc tương tự với doanh nghiệp của bạn. Các đối thủ này cũng có chung một mục đích kinh doanh và có khả năng cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh số.

Việc đối thủ tạo ra sức ép cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tối ưu hóa chi phí và tăng cường chiến lược marketing để đạt được lợi thế cạnh tranh của mình.

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh

Coca – Cola và Pepsi là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh trong doanh nghiệp. Hai đối thủ lớn này thống trị thị trường, cạnh tranh với nhau và hầu như không để một thương hiệu nào có hội tham gia thị trường. Cả hai thương hiệu này đều cùng sản xuất một sản phẩm có hương vị soda cũng như đều có mức giá tương đương nhau. Điều này khiến khách hàng rất khó khăn trong việc lựa chọn thương hiệu nào.

  • Về vị trí thị trường

Coca-Cola là thương hiệu nước giải khát hàng đầu trên toàn cầu. Với Coca-Cola Classic là sản phẩm cốt lõi, họ đã xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm đa dạng bao gồm nhiều loại nước giải khát như Diet Coke, Sprite, Fanta và các sản phẩm nước trái cây.

Với Pepsi, họ cũng đã phát triển các dòng sản phẩm khác như Diet Pepsi, Mountain Dew, 7Up và Mirinda. Pepsi đang cạnh tranh mạnh mẽ với Coca-Cola và nỗ lực mở rộng thị phần của mình bằng cách tạo ra những sản phẩm và chiến dịch tiếp thị sáng tạo.

  • Về chiến lược tiếp thị và quảng cáo

Coca-Cola sở hữu một trong những chiến lược tiếp thị và quảng cáo thành công nhất trong ngành. Họ tập trung vào việc xây dựng một hình ảnh tích cực và gắn kết với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, các sự kiện thể thao và văn hóa lớn, cũng như các chiến dịch xã hội.

Trong khi đó, Pepsi có chiến lược tiếp thị tương tự, nhưng hướng đến một nhóm khách hàng trẻ trung, năng động và sáng tạo. Họ tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh “cool” và sử dụng các chiến dịch quảng cáo độc đáo và sáng tạo để thu hút sự chú ý từ phía khách hàng.

Lý do cần phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ tốt sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối thủ và cả về doanh nghiệp của mình. Chúng ta sẽ nhìn ra được những điểm đối thủ làm tốt để doanh nghiệp của bạn học hỏi theo, bên cạnh đó sẽ nhìn được điểm hạn chế của đối thủ để có thể làm tốt hơn họ, đưa ra những thay đổi trong chiến thuật để phù hợp hơn với doanh nghiệp và khách hàng. Hơn nữa, việc phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp nắm bắt các cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành.

Các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh: 

1

Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh

Để xác định được đâu là các đối thủ cạnh tranh có liên quan để bắt đầu phân tích, hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến liên quan đến sản phẩm và các ý tưởng kinh doanh của bạn.

Hãy lập danh sách các đối thủ cạnh tranh bằng cách lập các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn:

  • Doanh nghiệp kinh doanh các loại sản phẩm/ dịch vụ tương tự.
  • Doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh tương tự.
  • Tiếp thị đối tượng nhập khẩu học tương tự hay có chút khác nhau.
  • Cả hai đều mới tham gia vào thị trường hoặc đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Để tập hợp một danh sách các đối thủ cạnh tranh đa dạng thì bạn mới có được cái nhìn toàn cảnh hơn, danh sách nên có từ 7 đến 10 đối thủ liên quan trước khi bạn chọn những đối thủ bạn muốn phân tích.

Những kênh bạn có thể tìm thông tin của đối thủ:

  • Google và các công cụ tìm kiếm: Thao tác rất đơn giản chỉ cần nhập tên đối thủ hoặc thương hiệu đối thủ đang hoạt động để tìm hiểu những thông tin chung nhất về họ.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo sẽ hiển thị khi bạn dùng các công cụ tìm kiếm nhằm tìm thông tin về đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng: Bạn có thể thu thập thông tin khách hàng trực tiếp (phỏng vấn, bảng hỏi,…) hoặc có thể gián tiếp tìm hiểu khách hàng nghĩ đối thủ của doanh nghiệp bạn như thế nào.
  • Ấn phẩm thương mại: Ấn phẩm thương mại online hay offline là cầu nối của đối thủ dùng để kết nối với khách hàng. Bạn nên theo dõi các ấn phẩm này ở những kênh truyền thông của đối thủ như mạng xã hội, trung tâm thương mại,…
  • Truyền thông xã hội và diễn đàn: Bạn có thể thu thập ý kiến, thông tin từ số đông dư luật để xác định được đánh giá và vị thế của đối thủ trong ngành ở thời điểm đó.
2

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm đó là đánh giá các đối thủ cạnh tranh thông qua các tiêu chí như sau: Thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.

Việc đánh giá và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cụ thể, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp bạn định hướng và đưa ra các chiến lược Marketing tốt hơn.

3

Phân loại các đối thủ

Các loại đối thủ cạnh tranh có thể phân thành các cấp độ cạnh tranh khác nhau như sau:

  1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là doanh nghiệp kinh doanh cùng sản phẩm/ dịch vụ cho đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn và là những thương hiệu mà khách hàng sẽ so sánh giữa họ và bạn. Ví dụ: Nike & Adidas.
  2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những doanh nghiệp này bán sản phẩm/ dịch vụ tương tự nhưng dành cho nhóm đối tượng khách hàng khác. Ví dụ: Victoria’s Secret & Wal-Mart.
  3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là những thương hiệu có liên quan, có thể là cho cùng đối tượng nhưng không kinh doanh cùng sản phẩm với bạn, hoặc có thể trực tiếp cạnh tranh với bạn bất kỳ cách nào. Họ có thể trở thành đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ mở rộng kinh doanh. Ví dụ: Gatorade (nhà sản xuất đồ uống & thực phẩm thể thao của Mỹ) và Under Armour (công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc).
4

Thu thập thông tin đối thủ

Để tiến hành thu thập thông tin phân tích đối thủ hiệu quả, bạn nên xác định được các nhóm thông tin đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Thông thường bạn cần thu thập 5 nhóm thông tin dưới đây sau khi phân tích đổi thủ:

  • Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ: Đây là những thông tin chung nhất để nắm được quy mô, kết cấu cũng như cách đối thủ hoạt động kinh doanh.
  • Sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ: Đặc tính, giá cả của các sản phẩm/ dịch vụ của họ sẽ giúp bạn vạch ra những chiến dịch marketing hợp lí và cải tiến sản phẩm của mình hơn.
  • Kênh phân phối: Các đặc điểm như là hoạt động của kênh, cấu trúc kênh giúp bạn tổ chức các kênh phân phối của mình sao cho hiệu quả nhất.
  • Truyền thông của đối thủ: Cách thức marketing online và offline của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng tiềm nang của doanh nghiệp bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và nhận thức của họ về đối thủ: Thu thập phản hồi của khách hàng về đối thủ là một cách hiệu quả giúp bạn rút ra kinh nghiệm từ những phản hồi tiêu cực, để đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
5

Lập bảng phân tích đối thủ

Khi bạn thu thập dữ liệu về nhóm đối thủ cạnh tranh, hãy sắp xếp dữ liệu một cách khoa học trong một bảng để dễ dàng chia sẻ và cập nhật theo từng thời điểm. Hãy phân nhóm theo tiêu chí khác nhau và bạn muốn đối chiếu ở trong bảng như sau:

  • Giá cả
  • Cung cấp sản phẩm
  • Tương tác trên mạng xã hội
  • Nội dung truyền thông
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Những đặc điểm khác
6

Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo mục đích mục đích phân tích mà bạn cần chọn hoặc kết hợp với các mô hình phân tích phù hợp. Hiện có 5 mô hình phân tích phổ biến đang được dùng:

  • Mô hình SWOT: là một công cụ phân tích đối thủ hữu dụng được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một tổ chức kinh doanh hoặc một dự án.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty, các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Là một hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác nhằm mô tả khả năng doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Là một khung phân tích cạnh tranh cho phép doanh nghiệp bạn phân tích các đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng chiến lược.
7

Thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ

Sau khi đã tìm hiểu hết các thông tin cần thiết, bạn cần phải trình bày cụ thể rõ ràng với cấp trên. Khi đó bạn tổng hợp các thông tin và phân tích thành các bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hoàn chỉnh từ nội dung đến trình bày.

Bản báo cáo đầy đủ thông tin khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có được những chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả, củng cố được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *