Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Gan là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ thể. Gan có ”trách nhiệm” lọc máu từ tim và từ tĩnh mạch cửa, nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa nên thức ăn và tất cả các nhiên liệu phải đi qua gan trước để thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Gan bị bệnh thật sự rất nguy hiểm, và càng nguy hiểm hơn nếu bạn có bệnh mà không được phát hiện kịp thời. Sau đây là Top cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả. Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu nhé.

1

Cà gai leo:

Tác dụng: Giải độc và hạ men gan

Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60 – 100 cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.

Cây cà gai leo cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính của quả dao động từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.

Cà gai leo là loài cây được xem là cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y Học Cổ Truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan. Ngày nay Y Học Hiện Đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả. Cà gai leo là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (Cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh có thể chuyển về âm tính).

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Cách phân loại cà gai leo cũng hết sức phong phú:

  • Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo mà người ta chia làm hai loại đó là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.
  • Dựa theo vùng miền người ta chia cà gai leo làm hai loại là cà gai leo miền Trung có thân cây cằn cỗi, màu nâu đất rất cứng cáp, cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ săn sóc.
  • Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.

Cà gai leo có chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

2

Cỏ nhọ nồi:

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo. Đây là loại cây cỏ, kích thước 30 – 40cm. Thân cây có màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống lá, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông.

Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây nhọ nồi. Khi sử dụng để làm thuốc có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, bạn cần cắt lấy hết toàn bộ bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng thì rửa sạch lại, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu sử dụng có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.

Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận….

Theo tài liệu cổ của Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, choáng váng, chữa đau răng, chữa chứng lâu tiêu, giúp lành vết thương.

Tại Trung Quốc, toàn cây cỏ nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị đau mắtho ra máu, tiểu ra máu, gan to, vàng da, đau lưng.

Tại nước ta, theo Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực cơ tử cung… Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

Năm 2013, đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cỏ nhọ nồi trên mô hình tổn thương gan” của các tác giả: Lê Thị Hải Yến, Phạm Thị Vân Anh thuộc Đại học Dược Hà Nội đã kết luận: Cao cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng gan, đồng thời cỏ nhọ nồi cũng hạn chế được một phần tổn thương gan.

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

3

Dứa dại:

Tác dụng: Có tác dụng hiệu quả với tình trạng xơ gan cổ trướng, viêm gan thông thường, viêm gan siêu vi

Các bộ phận trên cây dứa dại đều có thể được chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh. Quả dứa dại vị ngọt, có tác dụng bổ máu, tiêu đàm, giải độc rượu,… có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan do virus. Rễ dứa dại có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, hạ sốt… là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị viêm gan, phù thũng.

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

 

4

Cây chó đẻ (Diệp Hạ Châu):

Tác dụng: Thanh can lợi mật, bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị viêm gan

Tên gọi khác của cây trong Đông y còn là cây diệp hạ châu, trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu…

Cây thường được sử dụng toàn bộ để giảm đau, thông tiểu, cam tích, phù thũng do viêm thận, viêm ruột tiêu chảy, sưng họng đau. Đối với bệnh gan, cây chó đẻ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm gan, viêm gan do virus B. Ngoài ra cây còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống rượu bia nhiều, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm độc của gan.

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy diệp hạ châu có khả năng bảo vệ và điều trị các bệnh về gan.

Trong một nghiên cứu năm 2009, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu trong ethanol được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau acetaminophen.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra Phyllanthin, một hoạt chất trong cây diệp hạ châu, thông qua khả năng chống oxy hoá và tổng hợp glutathion đã giúp bảo vệ gan tránh tác dụng oxy hoá của ethanol.

Vào năm 2007, một nghiên cứu trên chuột cũng đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hoá và bảo vệ gan của dịch chiết từ cây diệp hạ châu.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ, làm giảm số lượng các gốc oxy hoá tự do nội bào, tăng cường các chất chống oxy hoá enzym và không enzym chống lại tổn thương gan do aflatoxin B1 gây ra.

Cũng qua nghiên cứu trên, phân tích mô bệnh học của các mẫu gan cũng xác nhận giá trị bảo vệ gan và hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất dịch chiết diệp hạ châu, có thể so sánh với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn, đó là acid ascorbic.

5

Cây kế sữa (Cardus marianus):

Tác dụng: Bổ gan

Cây kế sữa (hay còn gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai). Nhân tố chính khiến cây kế sữa có công dụng kỳ diệu đến vậy chính là do chất Silymarin có chứa trong cây.

Silymarin góp phần củng cố cấu trúc màng tế bào gan là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc, vốn mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải, làm cho một số loại chất độc không xâm nhập được vào gan. Chất chứa trong cây kế sữa này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới ở gan. Hiện Silymarin đang được dùng để hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm độc, viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm độc do rượu.

Kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loại cây này đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Silybum marianum được chiết xuất lấy cao – cao cây kế sữa là một loại thực phẩm chức năng phổ biến được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu.

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Cao Cardus marianus có tác dụng ức chế hủy hoại tế bào gan: làm bền màng tế bào gan và microsome do ức chế sự peroxy hóa lipid ở màng, có tác dụng tăng chuyển hóa ở gan, làm tăng tổng hợp protein ở tế bào gan bằng cách kích thích hoạt động của RNA polymerase ở ribosom. Bên cạnh đó, chúng còn làm tăng hiệu quả giải độc ở gan, giảm sự oxy hóa glutathione ở ty lạp thể và ở gan gây bởi sự quá tải sắt, có tác dụng chelat hóa sắt, làm giảm hoạt động của các tác nhân sinh u, các thuốc độc với gan, làm ổn định màng dưỡng bào chống lại sự ức chế tổng hợp DNA và RNA ở lách và gan gây bởi tia xạ. Ngoài ra, cây Cardus marianus còn có một số tác dụng giống như estrogen, có thể kích thích sự sản sinh sữa mẹ ở những người phụ nữ đang cho con bú và có tác dụng hữu ích đối với những nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

6

Bồ công anh:

Tác dụng: Cải thiện chức năng gan và tăng cường sức khỏe gan

Cây bồ công anh (hay còn gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày) có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng: Lá ở phía dưới to và dài hơn, dài khoảng 30cm, rộng 5-6cm, gần như không cuống, có răng cưa lớn xen lẫn răng cưa nhỏ, sâu, thưa, không đều – tựa như xẻ thùy, đầu chót nhọn; 

Lá ở phía giữa và phía trên ngắn và hẹp hơn; lá ở ngọn giống như mũi mác, mép nguyên, không chia thùy. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng rực rỡ.

Top 6 Cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Bồ công anh là một nguồn giàu Vitamin A, B6, C và K. Những vitamin này thúc đẩy thị lực, làn da, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, tổng hợp protein, v.v. Bồ công anh cũng chứa các khoáng chất quan trọng như canxi, đồng, sắt, magiê và kali.

Rau bồ công anh có thể ăn sống hoặc nấu chín. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu của bồ công anh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe mà không cần thêm quá nhiều calo hoặc carbs vào chế độ ăn uống của bạn.

Ngoài lá, các bộ phận khác của cây bồ công anh, chẳng hạn như rễ, cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi.  Rễ bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin, một loại chất xơ hòa tan có trong thực vật hỗ trợ sự phát triển và duy trì vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. Rễ từ loại cây này thường được sấy khô và pha thành trà, nhưng bạn cũng có thể ăn cả củ như các loại rau củ khác.

Bồ công anh đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về gan và một số nghiên cứu hiện đại đã chứng minh những lợi ích sức khỏe này.

Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một loại rau xanh khác để chế biến món ăn (sinh tố, salat…). Bằng cách này sẽ giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của bồ công anh;

Một chất gây ô nhiễm môi trường được gọi là natri dicromat có thể ảnh hưởng đến chức năng gan như làm tăng stress oxy hóa trong gan, cuối cùng gây ra bệnh gan. Các thành phần được tìm thấy trong bồ công anh có thể làm giảm mức độ căng thẳng oxy hóa. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của gan và tránh các biến chứng, bạn có thể tham khảo các bài thuốc bồ công anh trong việc chăm sóc lá gan của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *