Top 3 Bước thực hiện bảng SWOT cá nhân

Top 3 Bước thực hiện bảng SWOT cá nhân

1

Hiểu về bảng phân tích SWOT cá nhân

Bảng phân tích SWOT cá nhân là bảng liệt kê điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân theo mô hình. Việc phân tích bản thân theo mô hình SWOT sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn về chính mình và tìm ra những điểm mạnh hoặc điểm yếu mà trước giờ bản thân không hề để ý đến. Bạn có thể dựa vào đó để tận dụng, phát triển điểm mạnh và cố gắng cải thiện điểm yếu của bản thân.

Bên cạnh đó, việc đánh giá các cơ hội và thách thức trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai giúp bạn có động lực để phấn đấu, bắt lấy thời cơ. Tất cả mọi người đều nên sử dụng mô hình này để phân tích bản thân trong từng giai đoạn của cuộc đời. Từ đó có thể xác định bước đi tiếp theo trong sự nghiệp và cuộc sống.

2

Cách thực hiện bảng phân tích SWOT

Đầu tiên, bạn hãy liệt kê tất cả những đặc điểm của bản thân gồm cả điểm mạnh và điểm yếu cũng như liệt kê các cơ hội, thách thức hiện tại của bản thân. Sau khi liệt kê tất cả, có thể bạn sẽ bị lẫn lộn trong việc sắp xếp các điểm liệt kê trên vào 4 ô của bảng phân tích.

Vì vậy, bạn cần lưu ý điểm mạnh chính là những tính cách và năng lực mà bạn cảm thấy tự tin, khác biệt với nhiều người. Còn bất kỳ thói quen, kỹ năng nào mà bạn thấy cần phải cải thiện hay loại bỏ thì hãy đưa vào mục điểm yếu.

Cơ hội là những lợi ích tiềm năng từ môi trường bên ngoài mà bạn có thể khai thác nhằm tạo lợi thế cho bản thân. Thách thức bao gồm những thứ gây cản trở cho bạn trên con đường đạt được mục tiêu, đi tới thành công. Sau khi phân tích xong, bạn nên hỏi ý kiến đánh giá từ bạn bè, người thân và những người bạn thường làm việc chung để có một cái nhìn khách quan hơn.

3

Gợi ý câu hỏi khi lập SWOT cá nhân

Mô hình SWOT cá nhân cũng được cấu thành từ 4 yếu tố S, W, O, T. Khi xác định mỗi yếu tố, bạn cần đặt ra các câu hỏi cho bản thân.

Điểm mạnh (S):

– Những kỹ năng, khả năng nào bạn có mà người khác không có?

– Những việc nào bạn có thể làm tốt hơn người khác?

– Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?

– Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?

– Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn?

– Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?

– Người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?

– Tính cách nào khiến bạn được người khác yêu mến, tin tưởng?

Điểm yếu (W):

– Những kỹ năng nào bạn làm chưa được nhưng nhiều người làm được?

– Điều gì thường khiến bạn tự ti với mọi người xung quanh?

– Những thói quen xấu nào khiến bạn không hoàn thành tốt công việc được giao?

– Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?

– Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?

– Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?

– Những tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?

– Hãy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn thất bại trong một việc nào đó mà nguyên nhân đến từ bạn?

Cơ hội (O):

– Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?

– Bạn có các mối quan hệ nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích để giúp được bạn không?

– Có những cơ hội nào giúp bạn thể hiện được bản thân trong công việc hay học tập không?

– Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?

– Có sự tăng trưởng về mức lương trong ngành nghề mà bạn đang chọn không?

– Những khóa học nào có thể giúp bạn phát triển bản thân trong tương lai?

– Vị trí bạn mơ ước tại một công ty có đang hoặc sắp tuyển dụng nhân viên không?

– Nhu cầu nhân lực trong ngành nghề bạn hướng tới có lớn không?

– Ngành nghề của bạn có cơ hội được học hoặc công tác tại nước ngoài không?

Thách thức (T):

– Công việc của bạn có đang bị thay đổi không?

– Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?

– Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?

– Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?

– Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?

– Các yếu tố dịch bệnh, thiên tai có ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn không?

– Sự cạnh tranh hiện tại trong ngành nghề của bạn có cao không?

– Nhu cầu nhân lực mà ngành nghề bạn đang hướng tới có sự tụt giảm không?

– Mức thu nhập trong ngành nghề bạn đam mê có thấp hơn mức trung bình không?

– Có nhiều đối thủ trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *