Top 14 Điều kiêng kị nên tránh trong ngày Tết Nguyên Đán

Người xưa vẫn có câu: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Muốn “đầu xuôi, đuôi lọt” thì phải có một khởi đầu tốt đẹp. Chính vì vậy, những ngày đầu năm mới, người Việt luôn có những phong tục và những điều kiêng kị nhất định. 

Để có một cái Tết an lành và may măn, thì bạn nên biết những điều kiêng kị sau để tránh nhé!

1

Không quét nhà ngày mùng một

Theo quan niệm từ xưa, thì không nên quét nhà vào ngày mùng một, cũng như những ngày đầu năm, bởi làm như vậy chính là đã quét hết lộc ra khỏi nhà. Hơn nữa vào những ngày cuối năm, mọi người cũng đã dọn dẹp và lau chùi nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng rồi, nên cũng không phải nhất thiết quét nhà vào ngày đầu năm đâu nhé.

2

Không đổ rác ngày mùng một

Đây là một phong tục khá lâu đời và xuất phát từ một truyền thuyết tại Trung Quốc, Truyện kể về một ông lái buôn được Thủy thần dành tặng cho một cô người hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ ngày có Như Nguyệt, nhà ông trở nên phát tài và giàu có. Đến một năm, vào ngày mùng 1 tết, Như Nguyệt sơ ý mắc lỗi liền bị ông chủ đánh đập rất tàn nhẫn. Tủi thân, nàng hóa thành đống rác cạnh cửa ra vào. Lái buôn không biết điều đó đã sai người mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở nên nghèo khó.

Chính vì vậy mà người ta tin rằng, không nên đổ rác vào ngày mùng 1 tết, đổ rác vào ngày này thì tài lộc sẽ tan biến hết, gặp nhiều khó khăn.

3

 Không cho lửa đầu năm

Lửa chính là tượng trưng cho niềm hy vọng, sự may mắn, thành công. Chính vì vậy mà người ta kiêng cho lửa những ngày đầu năm, bởi khi đó là cho đi sự may mắn của mình.

4

Cho người khác lửa hay nước vào ngày đầu năm

Nước tượng trưng cho tài lộc sinh sôi, phát triển bởi thế mà người ta mới có câu ví “tiền vào như nước”. Trong những ngày tết âm lịch, mọi người thường kiêng kị việc cho nước bởi việc làm đó sẽ ảnh hưởng đến tài lộc trong công việc, làm ăn buôn bán.

5

Không cho vay, đi vay hay đòi nợ trong năm mới

Những ngày tết chúng ta cũng cần tránh đi vay, cho vay hay đòi nợ. Điều này được coi là một dấu hiệu của việc cả năm sẽ phải đi vay hay trả nợ, gia cảnh rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Mặt khác, việc cho vay còn có ý nghĩa như việc mang tài lộc của mình cho người khác. Do đó, tất cả những vấn đề liên quan đến vay mượn không nên thực hiện trong ngày tết.

6

Không mở tủ vào ngày đầu năm mới

Việc mở tủ vào đầu năm mới cũng tương tự như việc quét nhà. Chúng có thể khiến cho tài lộc bị thất thoát và hao hụt. Các loại tủ bao gồm cả tủ quần áo và tủ đựng tiền. Để tránh điều này, chúng ta nên chuẩn bị trước cả tiền bạc và quần áo cho ngày đầu năm.

7

Không cắt tóc hay cắt móng tay trong ngày đầu năm

Việc cắt tóc hay cắt móng tay trong những ngày đầu năm mới bị coi là sẽ mang lại điềm xui rủi. Đây là một quan điểm tâm linh dân gian đã được lưu truyền từ lâu đời. Do đó, chúng ta không nên cắt tóc trong những ngày này.

8

Kiêng mua những đồ vật xui xẻo

Việc mua bán đầu năm mới cũng rất được người Việt coi trọng và lựa chọn kỹ lưỡng. Theo đó, có không ít đồ vật bị coi là kém may mắn, xui rủi mà chúng ta cần tránh mua trong những ngày tết như dao, kéo, chày, cối, thớt,… Những đồ vật này có thể cắt đứt những may mắn và mang đến những điều không may.

9

Không xông đất đầu năm nếu gia chủ không mời

Xông đất là một trong những tập tục lâu đời của người Việt trong ngày đầu năm. Tuy nhiên, việc chọn người xông đất thường rất kỹ càng và phải dựa trên một số yếu tố như hợp tuổi với gia chủ, hợp mạng,… Điều này sẽ giúp mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Người xông đất chính là người đầu tiên đến chúc tết trong năm mới và được hẹn trước. Do vậy, chúng ta không nên tùy ý đến chúc tết gia chủ trong ngày mùng 1. Thông thường, từ chiều mùng 1 tết trở đi việc đi chúc tết mới được thực hiện.

10

Không làm vỡ đồ dùng

Người Việt vốn rất kiêng kị việc làm vỡ các đồ dùng như chén, bát, đĩa, gương bởi đây là điềm báo xấu cho sự chia ly, đổ vỡ.

11

Kiêng tranh cãi, bất hòa

Vào những ngày Tết cổ truyền, ai cũng vui vẻ, chan hòa tạo nên một không khí gần gũi, ấm áp. Dù có chuyện gì mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, không tranh cãi gắt gỏng để có một năm hòa thuận, yên ấm.

12

Kiêng nói điều xui

Người Việt thường có câu nói “giông cả năm” ý chỉ những việc làm không tốt trong ngày đầu xuân sẽ làm ảnh hưởng đến cả năm. Vì thế trong những ngày này, bạn cũng nên chú ý đến lời nói của mình, chỉ nói những điều hay ý đẹp, dùng từ ngữ dễ chịu vui trẻ, tránh nói điều xui, điều giở không chỉ khiến bản thân đen đủi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

13

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng, ngồi trước cửa trong năm mới không chỉ là hành động vô duyên, gây mất thẩm mĩ mà còn là hành động ảnh hưởng xấu đến vượng khí của gia đình. Khi bạn đứng ở cửa, luồng khí tốt lành của năm mới vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán khiến cho gia đình mất mát của cải, tài sản.

14

Hạn chế đóng cửa nhà

 Trong những ngày đầu xuân năm mới, bạn không nên đóng cửa nhà, trừ khi đi chơi hay đi thăm hỏi người thân. Bởi theo tín ngưỡng dân gian, trong những ngày này, Ngọc Hoàng thượng đế cùng các vị chư tiên sẽ xuống hạ giới, vào thăm từng nhà để ban tài lộc. Nếu đóng kín cổng cửa, các vị thần sẽ giận dỗi bỏ đi, cả năm gia đình đó sẽ không được hưởng phúc lộc.

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, thì mọi người có thể biết được thêm những điều nên tránh vào những ngày đầu năm, để có một khởi đầu suôn sẻ hơn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *