Sẹo thâm hình thành do quá trình điều trị các thương tổn chưa đúng cách. Những vết sẹo thâm còn lại do di chứng của việc bỏng bô xe máy khiến chị em cảm thấy … xem thêm…tự ti mỗi khi diện váy. Đó là tâm sự, là nỗi mặc cảm của rất nhiều người. Hãy áp dụng ngay những cách trị sẹo thâm đơn giản, tiết kiệm mà vô cùng hiệu quả sau để tự tin khoe đôi chân đẹp các bạn nhé!
Nghệ tươi
Từ trước tới nay, chúng ta đều biết tới thực phẩm quen thuộc, dễ kiếm này và những công dụng to lớn mà nó mang lại cho sức khỏe cũng như làm đẹp với những minh chứng không thể bàn cãi.
Nổi tiếng với vai trò là mặt nạ trị mụn, mờ thâm và sáng da, nghệ được tin dùng để ngăn ngừa hình thành sẹo và thâm. Bởi sắc tố vàng curcumin cùng các hợp chất chống oxy hóa trong nghệ thúc đẩy quá trình làm lành và tái tạo da tại vết sẹo, khiến chúng nhanh lành hơn hẳn.
Để đạt kết quả cao, ta nên chọn loại nghệ nếp tươi và bôi khi vết thương vừa ăn da non.
Mật ong
Mật ong được ưa chuộng trong làm đẹp bởi tác dụng giữ ẩm và kháng viêm nhiễm rất tốt. Bôi mật ong trực tiếp lên vết sẹo 2 lần/ngày giúp vết thương nhanh liền sẹo, tái tạo và làm sáng da.
Để thu lại được kết quả cao hơn bạn có thể kết hợp nước cốt nghệ tươi trộn với mật ong và bôi lên vùng da bị thâm do bỏng bô để lại.
Giấm táo
Giấm táo có chứa một lượng nhỏ axit và hàm lượng lớn Vitamin, bởi vậy nó có tác dụng to lớn trong việc làm đẹp, đặc biệt là làm mờ thâm, trị sẹo. Rửa sạch chân trước khi bôi giấm. Bôi lượng vừa đủ giấm táo lên vùng thâm do bỏng, để tầm 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
Để đạt kết quả tốt hơn bạn có thể sử dụng hỗn hợp giấm táo : mật ong : sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:0.5:1 và rửa sạch sau 20 – 30 phút.
Lưu ý: nếu da bạn là da nhạy cảm thì nên hoàn tan với giấm với nước rồi mới sử dụng.
Chanh tươi
Trong chanh tươi có chứa lượng lớn Vitamin C, trong quả chanh có chứa một loại enzyme giúp làm sạch da và tẩy những tế bào chết, bởi vậy, nó thường được sử dụng để làm sáng da các vùng da bị thâm: nách, đầu gối, cùi trỏ tay… Với tác dụng làm mờ thâm hiệu quả, chanh tươi còn được dùng làm trắng vết sẹo thâm nhanh chóng.
Lưu ý: Chanh có chứa nhiều axit alpha-hydroxy, axit citric đặc biệt, gây bào mòn da, khiến da trở nên mỏng hơn. Chính vì vậy, nó dễ làm cho da bắt nắng, chúng ta cần che chắn cẩn thận vùng sẹo thâm, tránh tiếp xúc với ánh nắng sẽ khiến vết thâm nặng thêm.
Đu đủ xanh
Rửa sạch, lột vỏ và xay nhuyễn đu đủ xanh đắp lên vết sẹo khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và bôi kem nghệ, ngày làm 4 lần. Hoặc bạn cũng có thể vắt nước cốt đu đủ để thoa lên vết sẹo. Sau 20 -30 phút thì rửa sạch với nước.
Nhựa thân cây chuối non
Ngay khi vừa bị bỏng, sau khi rửa qua vết thương với nước lạnh, bạn lấy ngay thân cây chuối non (tốt nhất là cây chuối tây), bôi nhựa cây lên vết thương. Nhựa cây làm dịu vết thương và giúp nhanh se miệng, tránh hình thành sẹo. Sử dụng thường xuyên ngày 3 lần từ khi bỏng cho đến lúc ăn da non và kiên trì đến khi da non ổn định.
Nha đam
Theo các nghiên cứu thì nha đam có tính mát, có khả năng làm lành vết thương, tẩy sạch các tế bào sừng trên da và giúp tái sinh các tế bào, các mô mới. Chính vì vậy, sử dụng nha đam thường xuyên sẽ giúp cho vết sẹo thâm nhanh chóng nhạt màu, kích thích các tế bào da sáng màu trở lại. Lấy phần thịt trắng của nha đam để bôi lên vết thâm 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Nên loại bỏ sạch nước vàng của nha đam trước khi sử dụng để tránh bị ngứa da.
Gừng tươi
Có lẽ ít ai nghĩ tới gừng tươi có khả năng trị sẹo thâm rất công hiệu. Gừng tươi với khả năng kháng khuẩn, nó có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào bị lão hóa, làm suy yếu và ngăn chặn sự hình thành, phát triển của vết thâm.
Cắt củ gừng tươi thành các lát mỏng và đắp lên vết sẹo thâm, để chừng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện thường xuyên, ngày 3 lần để đạt hiệu quả cao.
Vitamin E
Bạn có thể mua viên nang vitamin E tại hiệu thuốc, sau đó chọc thủng lớp màng, bôi trực tiếp vitamin lên vết thương cho đến khi ăn da non, tích cực kiên trì bôi thường xuyên ngày 2 -3 lần đến khi vết thâm mờ dần.
Vitamin được coi là “thần dược” với làn da, giúp làm mờ thâm nám, cung cấp dưỡng chất để da tái tạo và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
Dầu mù u
Được chiết xuất từ hạt cây mù u, có nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó kể đến chính là tác dụng trị bỏng, làm dịu vết thương tuyệt vời của loại dầu này.
Bạn có thể lấy trực tiếp một lượng dầu vừa đủ và bôi lên vùng thâm, dưỡng chất trong dầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da và giúp tái tạo da, làm cho vết thương nhanh lành, chống để lại sẹo.
Cây rau má
Bạn cần chuẩn bị tầm 20 – 30 gram rau má sạch, sau đó rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Dùng bông y tế nhúng vào nước cốt này và bôi lên vết thâm, làm thường xuyên 2 lần / ngày, trong vòng 7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Để mang lại hiệu quả hơn bạn có thể thêm vài giọt nước chanh vào bát nước cốt để dùng chung.
Lưu ý: nước rau má chỉ có tác dụng với vết sẹo mới và đang lên da non, không có tác dụng với vết sẹo lâu năm.
Dầu dừa
Dầu dừa có chứa rất nhiều vitamin E và các dưỡng chất giúp dưỡng da, giữ ẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu dừa còn được sử dụng để trị sẹo thâm rất hiệu quả. Bởi trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin E giúp nuôi dưỡng, tái tạo da, đồng thời các tinh dầu béo trong dầu dừa còn giúp chống lại quá trình oxi hóa và các vết sẹo thâm. Mặt khác, dầu dừa còn có khả năng chống nắng, giúp cho vết thâm không bị xạm màu do bắt nắng, thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả.
Có thể kết hợp dầu dừa, mật ong và nước cốt chanh để tăng hiệu quả đồng thời rút ngắn thời gian trị sẹo.
Tỏi
Trong thành phần của tỏi chứa hàm lượng benzoyl peroxide khá lớn – loại chất hàu như có trong các loại kem trị sẹo, có tác dụng tẩy tế bảo chết, triệt tiêu vi khuẩn và kích thích tái tạo da. Nhờ đó, bên cạnh công dụng trị mụn, nám da, tỏi còn giúp điều trị sẹo bỏng, trị sẹo sau mụn khá hiệu quả. Về cách sử dụng hết sức đơn giản: Bạn chỉ cần cắt một nhánh tỏi, sử dụng nó để chà vào những vết sẹo do bỏng để lại. Tỏi sẽ giúp làm mờ sẹo, ngăn ngừa chúng thẫm màu và lan rộng hơn trong tương lai.
Nước ép rau mùi
Nước ép rau mùi là một giải pháp hữu hiệu để trị sẹo, nhất là những vết sẹo do bỏng lâu năm để lại. Một trong những thuộc tính của rau mùi đó là giúp cho vùng da sẹo trở nên sáng một cách tự nhiên. Khi bị bỏng, bạn nên ép nước rau mùi thoa nhẹ nhàng, nó có tác dụng giúp da trở nên mát hơn, cho cảm thấy dễ chịu và hạn chế tối đa sự hình thành các vết bỏng.
Đối với những vết sẹo bỏng lâu năm, bạn cũng có thể thực hiện tương tự, hiệu quả cải thiện thật sự rất bất ngờ đấy.
Trên đây là những cách điều trị sẹo thâm từ thiên nhiên được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, các cách làm trên chỉ phù hợp với loại sẹo thâm mới hình thành và cần rất nhiều sự kiên trì của người dùng. Các bạn nên lưu ý khi chữa trị sẹo thâm do bỏng bô chính là hạn chế đi lại để vết thương nhanh lành và che chắn nắng cẩn thận để da non mới hình thành không bị cháy nắng, gây khó khăn cho việc điều trị. Mình hi vọng rằng những kinh nghiệm này hữu ích với các bạn.