Người Việt Nam không chỉ tự hào với bạn bè thế giới về truyền thống văn hóa đặc sắc, về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp… mà họ còn hãnh diện với những người con … xem thêm…tài năng luôn cống hiến trí tuệ và niềm đam mê cho sự phát triển của nhân loại bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những phát minh của người Việt khiến cả thế giới phải nể phục qua bài viết dưới đây để thêm yêu, thêm tự hào về đất nước và con người của dải đất hình chữ S này nhé.
Xe bọc thép quân đội
Xe
bọc thép quân đội là một trong số những phát minh của người Việt khiến
thế giới khâm phục. Nhờ những cải tiến của mình, cha con ông Trần Quốc Hải đã
khiến những chiếc xe tưởng như đã thành sắt vụn bỗng chốc “hồi sinh” trở lại
trong niềm vui hân hoan chào đón của hàng ngàn người dân nước bạn Campuchia.
Với những đóng góp to lớn ấy, ông Hải cùng con trai Trần Quốc Thắng đã vinh dự
được đích thân Quốc vương và Thủ tướng Campuchia trao tặng bằng khen và huân
chương Đại tướng quân.
Công nghệ nano giúp làm sạch nước
Công
nghệ nano giúp làm sạch nước cũng là một trong 11
phát minh nổi tiếng nhất của người Việt khiến thế giới khâm phục.
Công nghệ nano giúp loại bỏ hoàn toàn thạch tín (asen) trong nước do Thạc sĩ
Nguyễn Thành Đông và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng sáng chế.
Phát minh này đã giúp Cộng
hòa Séc làm sạch những khu vực bị nhà máy nhiệt điện và mỏ than khiến nguồn
nước bị ô nhiễm thạch tín. Vì thế, sáng chế này của họ đã được Cộng hòa
Séc và các nước châu Âu khác đánh giá rất cao.
Máy ATM
Bên
cạnh xe bọc thép quân đội, máy ATM cũng là một trong những phát
minh của người Việt khiến thế giới “ngả mũ”. Đây là thiết bị rút tiền được
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được phát minh bởi ông Đỗ Đức Cường – tác giả
của hơn 50 phát minh sáng chế với 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank – Mỹ. Phát minh máy ATM của ông cũng chính là bước
tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
Xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ
GS.TS
Hùng Nguyễn – một người gốc Việt hiện đang làm việc tại Đại học Sydney ở Úc đã
cùng những cộng sự của mình phát minh ra chiếc xe lăn thông minh. Đây được xem
là một phát minh mang tính đột phá, được xếp hạng ba trong danh sách 100 phát
minh hàng đầu tại Úc vào năm 2011. Xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ có thể tránh
những chướng ngại vật mà nó nhìn thấy khi di chuyển nhờ camera được cài trên
xe. Chỉ bằng các hành động đơn giản như ánh mắt, lắc đầu hay thậm chí những suy
nghĩ của người dùng chiếc xe sẽ di chuyển theo mệnh lệnh của bạn.
Ông
Hùng cũng tin rằng sáng chế này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn cho những công
trình nghiên cứu của con người nhằm mang lại cho người khuyết tật một cuộc sống
thuận tiện hơn.
Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy
Bộ
tiết kiệm xăng cho xe máy do anh Đặng Hoàng Sơn (TP.Vĩnh Long) chế tạo giúp xe
máy có thể đi được từ 65km – 80km/lít xăng và giúp giảm được 20 – 30% xăng
trong khi với xe máy bình thường thì 1 lít xăng chỉ chạy được 40 – 50km. Sử
dụng sản phẩm này sẽ giúp tăng công suất của động cơ và tuổi thọ của xe.
Thủy tinh thể thay thế cho mắt người già
Một
trong những phát minh của người Việt khiến thế giới khâm phục nữa đó là
thủy tinh thể thay thế cho mắt người già. Đây là phát minh do Dr. Randal Pham –
bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, Chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gốc Việt chế tạo nhằm
điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kính đa tròng. Phương pháp này
sẽ giúp cho người có bệnh về mắt không cần phải đeo kính mà vẫn có thể nhìn
được.
Chế tạo máy bay
Tên
tuổi của ông Trần Quốc Hải tại Tân Châu – Tây Ninh nổi như cồn với những chiếc
máy bay trực thăng mang thương hiệu “hai lúa”. Bắt nguồn từ ý tưởng chế tạo máy
bay trực thăng để bay lên rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện,
ông Hải dành nhiều thời gian để tìm tòi quy trình vận hành và nguyên tắc hoạt
động của máy bay.
Năm
2003, sau một thời gian dài nghiên cứu, ông đã chế tạo ra chiếc máy bay trực
thăng đầu tiên. Đến năm 2005, chiếc máy bay thứ hai ra đời được cải tiến hiện
đại hơn chiếc máy bay trước nhưng giá thành chỉ bằng… một chiếc xe hơi.
Việc
một nông dân chế tạo ra máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Những máy bay do ông chế tạo đã được
xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó một chiếc được bán cho Viện Bảo tàng New York
(Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc).
Toàn bộ số tiền bán máy bay được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy
móc phục vụ nông nghiệp.
Chế tạo tàu ngầm
Tàu
ngầm tưởng chừng là những sáng chế không tưởng nhất nhưng lại được ông Nguyễn
Quốc Hòa – Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP.Thái Bình) chế tạo thành
công từ những vật dụng đơn giản.
Chiếc
tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông và cộng sự theo thiết kế có lượng
choán nước 12 tấn khi lặn, 9,2 tấn khi nổi với bán kính hoạt động 800km. Tàu có
2 động cơ 90Hp, có thể lặn sâu 50m, có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới
đáy biển.
Khi
lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP với thời gian lặn là 15h. Thời gian hoạt động
trên biển của tàu là 15 ngày, tốc độ trung bình 40km/h (tương đương 20 hải lý). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m, chiều cao 3m, chiều rộng nơi
phình to nhất là 2,8m. Vỏ tàu là một loại thép đặc biệt được nhập khẩu từ nước
ngoài với độ dày 15mm.
Phương pháp đo lường nước trong nông nghiệp
Tiến
sĩ Chu Hoàng Long cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã được nhận giải thưởng
Eureka cho công trình nghiên cứu mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng
nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Với mô hình
này, người nông dân sẽ biết được lượng nước tối ưu cần để tưới tiêu và lượng
nước tối ưu cần thiết để bảo vệ môi trường. Đồng thời, mô hình đo lường nước
trong nông nghiệp cũng giúp tạo ra các dòng chảy có lợi cho môi trường.
Dập lửa bằng sóng âm thanh
Dập lửa bằng sóng âm thanh cũng được liệt kê vào danh sách
những phát minh của người Việt khiến thế giới khâm phục. Trần Việt và người bạn
học của mình là Seth Robertson đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt có thể dập
tắt những ngọn lửa nhỏ bằng âm thanh. Thiết bị này có khả năng ngăn oxy tiếp
xúc với nhiên liệu cháy bằng cách sử dụng loa siêu trầm để phát ra âm thanh với
tần số thấp trong khoảng 30 – 60 hertz.
Tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn
Tiến
sĩ Phạm Toàn Thắng đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi sản xuất thành công tế
bào gốc từ màng cuống rốn. Phương pháp tách tế bào da từ màng dây rốn giúp chữa
lành những vết thương về da do bỏng, loét do phóng xạ, tiểu đường, thậm chí là
chăm sóc sắc đẹp. Hiện nay, công nghệ này đã được áp dụng ở nhiều nơi
trên thế giới.
Trên đây đều là những phát minh mang tầm thế giới có dấu tay người Việt khiến thế giới phải “ngả mũ” bái phục. Những phát minh nổi tiếng ấy không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà nó còn làm rạng danh người Việt. Rất đáng ngưỡng mộ và nể phục phải không nào!