Tình trạng tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng và chiếm phần trăm lớn so với tổng số vụ tai nạn giao thông … xem thêm…trong cả nước. Để tham giao thông trên cao tốc được an toàn nhất, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc xảy ra thì dưới đây là những lưu ý hết sức bổ ích sẽ giúp mọi người tham gia giao thông an toàn.
Hãy kiểm tra kỹ lốp xe của bạn trước khi vào đường cao tốc
Lái xe trên cao tốc luôn là mối quan quan ngại của nhiều tài xế bao gồm cả các tài xế lâu năm. Khi điều khiển xe trên đoạn đường này, các bác tài không chỉ cần tập trung cao độ, mà còn đòi hỏi kỹ năng quan sát, kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp sự cố…Một trong những sự cố trên cao tốc gây ám ảnh của các bác tài phải kể đến trường hợp xe bị nổ lốp trong khi đang di chuyển. Bởi sự cố nổ lốp không chỉ khiến xe bị hỏng, mà có thể gây ra những vụ tai nạn thương tâm.
Theo Cục Cảnh sát Giao thông, xe bị nổ lốp thường xảy ra bất ngờ, khiến người điều khiển phương tiện lúng túng, đặc biệt khi đang chạy với tốc độ cao, dẫn đến khả năng mất lái. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xe nổ lốp đã được liệt kê, như: lốp bơm căng quá, hoặc bơm không đủ áp suất, gai mòn không đều, xe chở quá tải chạy tốc độ cao, lốp quá niên hạn sử dụng, hoặc sử dụng không phù hợp với thông số kỹ thuật cho phép, lên đời lốp xe cũ…
Để phòng tránh, Cục Cảnh sát Giao thông hướng dẫn các tài xế nên dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, chú ý tới những dấu hiệu phản ánh chiếc lốp xe đang tiềm ẩn nguy hiểm như lốp đã quá mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều… để có biện pháp thay thế phù hợp, như vậy vừa giảm thiểu sự cố hỏng hóc lại giúp đảm bảo an toàn khi lái xe.
Trong trường hợp không may lốp xe của bạn xảy ra vấn đề, bạn phải bình tĩnh, từ từ tăng tốc để giữ kiểm soát xe. Giữ xe chạy thẳng. Giữ chắc tay lái bằng cả 2 tay ở vị trí 10h và 2h để tránh mất lái. Tiếp đến, bạn hãy giảm tốc độ từ từ rồi để xe chạy theo quán tính. Lúc này tốc độ xe đã có thể kiểm soát, bạn hãy nhẹ nhàng đạp phanh chuẩn bị cho việc dừng xe. Cuối cùng, bật xi-nhan phải cho xe dừng bên lề đường và tìm các biện pháp giải cứu.
Luôn điều khiển phương tiện giao thông di chuyển đúng với tốc độ quy định
Tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải đã có quy định tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:
“1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.”
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này cũng quy định thêm: “2. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.” Như vậy, pháp luật đã quy định rõ tốc độ tối thiểu mà tài xế di chuyển trên đường cao tốc là 50km/h và không được vượt quát 120km/h. Tại mỗi đường cao tốc trên cả nước mà có trị số tốc độ ghi trên biển khác nhau, các bác tài cần chú ý quan sát biển báo tốc độ để đảm bảo an toàn vận tốc khi đi.
Việc điều khiển phương tiện giao thông di chuyển đúng với tốc độ không những là tuân thủ quy định của pháp luật mà còn đảm bảo cho tính mạng của các tài xế khi tham gia giao thông trên đoạn đường này. Nhanh một phút, chậm cả đời nên chúng ta đừng nên phóng nhanh vượt ẩu quá tốc độ tối đa cho phép. Nếu chuyển làn phải luôn chú ý phía sau và nhớ bật đèn xi nhan. Hãy sử dụng chế độ lái tự động (nếu có) để có thể tiết kiệm nhiên liệu cũng như tránh vượt quá tốc độ.
Phóng tầm nhìn xa để quan sát các phương tiện phía trước
Tầm nhìn khi lái xe là một tronng những yếu tố quan trọng để có được một hành trình di chuyển an toàn. Chủ quan, thiếu sự thận trọng trong quan sát là nguyên nhân lớn dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm thương tâm xảy ra. Do đó khi di chuyển trên cao tốc nói riêng và đường bộ bình thường nói chung, ắt cần luôn di chuyển trong suốt quá trình lái xe để có thể bao quát tầm nhìn rộng, hướng nhìn đủ xa để có thể đoán trước những nguy hiểm, kịp thời phản ứng. Đặc biệt, với những tài xế mới có thói quen nhìn với cự ly gần khiến không thể phản ứng kịp với những nguy hiểm phía trước.
Theo các chuyên gia, khi quan sát phía trước, nên đẩy mắt xa ở vị trí tương đương 12 giây di chuyển, ở nội ô là khoảng từ 1 đến 3 căn nhà, ở đường cao tốc khoảng 0,5km, đây là khoảng thời gian các tài xế có thể kịp thời xử lý tình huống bất ngờ. Luôn để ý đến các tín hiệu đèn và hướng di chuyển của các xe phía trước. Làm như vậy bạn sẽ chuẩn bị được những phản ứng tốt ứng phó với những bất ngờ có thể xảy ra.
Thường xuyên vệ sinh gương, kính chiếu hậu
Gương, kinh chiếu hậu là trợ thủ đắc lực của các bác tài trong hành trình di chuyển của mình khi muốn rẽ, chuyển làn, dừng khẩn cấp…Đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc, gương, kính chiếu hậu trên ô tô giúp bác tài quan sát được đa chiều hơn khi lái xe giúp bác tài phát hiện những vật thể lạ như động vật đi lạc, người dân… trên đường để chủ động né tránh. Gương, kính chiếu hậu có sạch sẽ, sáng bóng, không bụi bẩn thì các bác tài quan sát rõ nhất được tình hình lưu thông của các phương tiện khác đang chạy gần mình.
Nhiều bác tài thường bỏ qua chi tiết này bởi cho rằng đường cao tốc là đường một chiều, làn đường lớn do đó tầm nhìn thông thoáng hơn nên gương, kính chiếu hậu không có tác dụng nhiều khi lái xe, chủ quan, thiếu sự thận trọng khi di chuyển và thực tế đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan này của các bác tài.
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia lưu thông trên cao tốc, các bác tài nên trang bị, vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất cho gương, kính chiếu hậu nói riêng và các động cơ, máy móc xe nói chung khi di chuyển nhé!
Chủ động xác định lối thoát khỏi cao tốc để chuyển làn
Trên đường cao tốc, các xe thường chạy với tốc độ cao nên việc tùy tiện chuyển làn đường đột ngột có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn thảm khốc, thương tâm. Để thoát ra khoải cao tốc, trước hết bạn phải xác định lối thoát và chuyển dần sang làn đường bên phía lối thoát. Đặc biệt lưu ý là chuyển dần sang khi các phương tiện khác đã vượt qua bạn hoặc chủ động nhường làn.
Nếu chẳng may bạn đi vượt quá lối thoát, bạn đừng nên dừng lại giữa đường hay lùi xe. Tuy nhiên trong trường hợp này Toplist khuyên bạn nên chạy thẳng và quay đầu xe ở lối thoát tiếp theo để đảm bảo cho chính bạn và các tài xế khác trên đường. Muốn chuyển làn an toàn, lái xe phải nhớ điều đặc biệt quan trọng là bật xi-nhan và chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Khi chuyển làn, phải giữ tốc độ hợp lý, quan sát các xe di chuyển trước sau, tạo điều kiện rộng nhất để quan sát xe phía sau và không đi vào điểm mù của xe trước.
Tránh lái xe vào khung giờ ban đêm
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau thường lớn hơn gấp 2 – 3 lần so với ban ngày. Điều này phần nào cho thấy, việc lái xe khi trời tối luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy, đòi hỏi người lái phải cẩn trọng hơn. Ban đêm khiến tầm nhìn, khả năng quan sát bị hạn chế, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi….nên việc lái xe ban đêm luôn là một thử thách đối với nhiều bác tài. Đặc biệt là di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ khác cao nếu không cẩn thận, tập trung cao khi lái xe sẽ dễ gây ra những tình sự cố ngoài ý muốn gây thiệt hại về người và tài sản.
Để đảm bảo an toàn, các bác tài nên hạn chế lái xe trên cao tốc vào khung giờ ban đêm. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển, cần đảm bảo tầm nhìn như vệ sinh đèn pha, bề mặt kính, chỉnh gương chiếu hậu… thông thoáng. Nắm rõ cung đường, lộ trình di chuyển. Khi di chuyển với tốc độ phù hợp, không phóng nhanh, vượt ẩu, giữ khoảng cách an toàn với xe trước và sau. Tập trung cao độ và không ngủ gật khi lái. Nếu quá mệt mỏi, hay cảm thấy buồn ngủ, các bác tài không chạy xe vào cao tốc ngay mà nên dừng xe trên làn đường trước khi vào cao tốc để nghỉ ngơi.
Hạn chế làm những việc xao nhãng khi lái xe
Tập trung tinh thần cao độ khi lái xe là yêu cầu cơ bản đối với người tham gia giao thông nói chung và các bác tài di chuyển trên đường cao tốc nói riêng. Khi tập trung tinh thần, chúng ta sẽ quan sát được mọi sự việc, hiện tượng xảy ra di chuyển để có chủ động phòng tránh.
Tuy nhiên không phải hành động, sự việc nào cũng nên được chú ý, các bác tài nên cẩn trọng với những hành động không liên quan đến việc lái xe như: chỉnh điều hòa, loa, nghe điện thoại…. Nên nhớ rằng, khi tham gia lái xe thì chỉ một bất cẩn nhỏ cũng có thể gây mất lái dẫn đến tai nạn giao thông. Khi lái xe ô tô, nên dùng tai nghe Bluetooth để kết nối điện thoại. Trong trường hợp không thật sự cần thiết, các bác tài có thể chủ động bỏ qua cuộc gọi để tập trung lái xe, khi ra khỏi cao tốc mới gọi lại. Và không nên vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý của các bác tài, giảm sự linh hoạt khi gặp sự cố xảy ra.
Không lái xe khi đã uống rượu bia
Không tham gia lái xe khi uống rượu bia và các loại chất kích thích khác là khẩu hiệu và là quy định pháp luật đã được quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2018: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”
Cụ thể hóa Luật, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định rõ mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô. Theo đó, người điều khiển xe sau khi uống rượu bia có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Khi uống nhiều rượu bia, chất cồn trong bia rượu làm hệ thần kinh mất khả năng định hướng, khả năng tự chủ, khả năng điều khiển và vận động. Do đó, nếu điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia, việc quan sát các biển báo, tín hiệu giao thông, điều chỉnh tốc độ di chuyển và làm chủ phương tiện không còn chuẩn xác. Đây chính là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Thực tế, hàng năm theo thống khê của Cục cảnh sát giao thông có hằng trăm vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra và nguyên nhân gây nên chính bởi rượu bia. Vì vậy tuyệt đối tránh xa rượu bia khi lái xe để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và người khác. Đây không chỉ là nguyên tắc cơ bản khi lái xe trên đường cao tốc mà khi lái xe đường bộ khác, các bác tài cần nghiêm túc tuân thủ.
Tuyệt đối tránh tranh luận hoặc bị thu hút vào câu chuyện của những người ngồi sau
Để hành trình di chuyển giảm sự mệt mỏi, các cơn buồn ngủ, nhàm chán…thì những người bạn đồng hành trong chuyển đi là những người giúp các bác tài giải tỏa nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, đừng để đôi ba câu chuyện, sự việc…thu hút, lôi kéo quá nhiều sự chú ý, tập trung của các bạn mà xao nhãng việc lái xe, quan sát xung quanh.
Hãy nhớ rằng, những câu chuyện đó chỉ giúp bạn đỡ mệt mỏi và công việc chính của bạn lúc này là giữ tinh thần tỉnh táo, tập trung quan sát và lái xe an toàn nhất vì trên xe không chỉ có một mình bạn mà còn có cả người thân, gia đình, bạn bè bạn nữa. Thay đổi cảm xúc đột ngột điều này bạn cũng nên tránh để có thể điều khiển tay lái đảm bảo an toàn cho bản thân và những thành viên khác.
Chú ý khoảng cách an toàn giữa các xe khi di chuyển
Lưu thông trên đường cao tốc luôn ẩn chứa nhiều rủi ro mà các bác tài không thể lường trước được. Một trong những rủi ro thường xuyên xảy ra trên đường cao tốc là các vụ va chạm xe với nhau do việc tăng giảm đột ngột tốc độ, cũng như không đảm bảo khoảng cách an toàn giữ các xe. Để hạn chế va chạm hoặc đâm vào đuôi xe phía trước khi có sự cố đột ngột xảy ra, các tài xếtrên đường cao tốc nên chủ động giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe tối thiểu là 50 mét. Mặt khác, cũng cần nắm chắc quy tắc 3 giây hoặc 5 giây để kiểm soát tốt tay lái và hạn chế tai nạn không mong muốn.
Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng đã quy định rõ khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường, cụ thể như sau:
“1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường:
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
- Xe đi với vận tốc 60 km/h: Khoảng cách an toàn là 35 mXe chạy với tốc độ 60 – 80 km/h: Khoảng cách an toàn là 55 mXe chạy với tốc độ 80-100 km/h: Khoảng cách an toàn là 70 mXe chạy với tốc độ 100 – 120 km/h: Khoảng cách an toàn là 100 m”
Đường cao tốc có nhiều làn xe khác nhau, việc giữ khoảng cách an toàn giữa các xe và đi đúng làn đường là điều cần thiết để đảm bảo tính mạng cho mình và người khác, do đó các bác tài nên lưu ý điều này nhé!
Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể tìm cho mình phương pháp ghi nhớ tốt nhất giúp các bạn lái xe an toàn hơn. Chúc các bạn lái xe an toàn!