Top 10 Kiến thức kinh doanh cơ bản bạn cần phải chuẩn bị trước khi khởi nghiệp

Thông thường, khi mới bắt đầu bạn sẽ có một số lượng rất nhỏ nhân viên (nếu có) điều này có nghĩa là bản thân bạn sẽ phụ trách phần lớn công việc. Do đó để vận hành suôn sẻ, đòi hỏi bạn cần phải có những kiến thức kinh doanh cơ bản.

1

Quản lý dự án

Khả năng quản lý hiệu quả các dự án ở bất kỳ quy mô nào là điều vô cùng quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Nói chung điều này liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, vận hành, quản lý và đảm bảo mọi thứ đi đúng tiến độ ban đầu đã định ra. Ngoài những kiến thức quản lý dự án bạn may mắn được học, thì việc dành thời gian để tìm hiểu nghiên cứu cũng là điều cần thiết bạn nên làm.

Quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh. Vì suy cho cùng xu hướng kinh doanh hiện nay đang dần dịch chuyển từ khuynh hướng sản xuất sang cung ứng dịch vụ theo ý muốn, theo yêu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, truyền thông nên việc trao quyền chủ động cho nhân viên, cấp quản lý chỉ việc giám sát tiến độ, điều phối để đảm bảo cho mọi thứ diễn ra đúng tiến độ ban đầu định ra. Chỉ với những lý do thiết yếu trên đã đủ để thuyết phục bạn phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý dự án trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Kỹ năng của người quản lý dự án:

 

  • Ghi chép lại các giai đoạn công việc
  • Lưu trữ và thể hiện bằng báo cáo các kết quả công việc
  • Thích ứng nhanh với những thay đổi
  • Luôn nắm được tiến độ, năng suất làm việc của các thành viên trong nhóm dự án
  • Kết nối được các cá nhân riêng biệt trong nhóm dự án với nhau

 

2

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Trước khi có ý định kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào thì việc nghiên cứu thị trường là một điều cần thiết trước tiên. Nghiên cứu thị trường giúp bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh, thích ứng với xu hướng phát triển của thị trường. Nghiên cứu thị trường để có thể thu thập những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh. Những điều cần thiết khi nghiên cứu thị trường là:

  • Xu hướng phát triển của thị trường, mức độ cạnh tranh, sức tăng trưởng của thị trường…
  • Xác định các đối thủ cạnh tranh, so sánh tương quan để tìm ra lợi thế của công ty mình.
  • Tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu các khách hàng tiềm năng
3

Thực hành các ý tưởng kinh doanh

Thực hiện một ý tưởng kinh doanh đòi hỏi rất nhiều tiền của và thời gian. Vì thế trước khi thực hiện trên quy mô lớn thì nên tìm hiểu những mô hình tương tự đã có trên thị trường hiện nay thì điều đó có thể thực hiện một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin như: internet, báo , đài,… Bạn cũng có thể thực hiện trên một quy mô nhỏ để đánh giá khả năng phát triển trước khi triển khai với mức độ lớn hơn.

4

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh là một điều vô cùng cần thiết. Để có thể thích ứng với thị trường đảm bảo doanh thu của công ty thì cần một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

5

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp với người khác được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nhân nào. Kỹ năng này luôn cần thiết trong mọi khía cạnh công việc bởi ngoài việc thuyết phục đối tác, bằng  ngôn ngữ của mình, bạn cũng có thể truyền cảm hứng cho nhân viên, xây dựng lòng tin với các nhà đâu tư hay giải thích hoạt động cho các cổ đông.

Bên cạnh khả năng giải thích tầm nhìn chiến lược, một yếu tố quyết định sự thành công cho những ai muốn khởi nghiệp, thì bạn cũng cần phải biết khi nào nên giao tiếp và khi nào không. Vì thông thường lỗi lớn nhất trong giao tiếp của các chủ doanh nghiệp không nằm ở sự rụt rè, kiệm lời mà chính là nói và bày tỏ quan điểm quá nhiều, thậm chí là áp đảo người khác và muốn tất cả mọi người xung quanh phải khuất phục.

Để cải thiện kỹ năng này, bạn hãy tìm một người hướng dẫn giỏi hay một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để được tư vấn, làm một bài kiểm tra cá nhân, giúp phát triển khả năng giao tiếp của mình.

6

Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, thì kỹ năng lãnh đạo sẽ là một kỹ năng chính cần phải có. Bạn phải có khả năng thúc đẩy và kích thích nhân viên của bạn để có thể khuyến kích họ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Sự thành công của công ty bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động, do đó công việc của bạn là phải đảm bảo rằng họ đang ở mức tốt nhất. Lãnh đạo không phải gắn liền với sự độc đoán, mà thay vào đó bạn cần phải chuẩn bị để lắng nghe mối quan tâm và những lời đề nghị từ nhân viên của bạn.

7

Truyền cảm hứng đến người khác

“ Những nhà lãnh đạo giỏi nhất mà tôi biết luôn có cách truyền cảm hứng đến mọi người thông qua những câu chuyện cá nhân và cách họ vượt qua chúng chính là những bài học kinh nghiệm có sức lan tỏa mạnh mẽ ”, Leibowitz nói.

Kỹ năng truyền cảm hứng đến mọi người có thể được thể hiện qua nhiều hình thức, hoặc một bài phát biểu sôi nổi, những chia sẻ mang tính cộng đồng hoặc những mẩu chuyện vụn vặt nhưng hữu ích với một vài nhân viên… Kỹ năng này không có trong giáo trình giảng dạy ở trường mà được tích lũy và cải thiện dần nhờ vào kinh nghiệm sống và khả năng nhạy bén của mỗi người.

8

Kỹ năng bán hàng

Khi mới khởi nghiệp, hầu như bạn sẽ tự mình làm mọi thứ và việc bán hàng cũng không ngoại lệ, nhưng làm sao để bán hàng một cách hiệu quả thì luôn đòi hỏi những kỹ năng độc đáo. Mặc dù quá trình bán hàng là hoàn toàn tự nhiên đối với một số người, nhưng với những người khác thì lại thấy rất khó khăn.

Nếu bạn thiếu tự tin về kỹ năng bán hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm những người đi trước để có thể trang bị cho mình những kinh nghệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.

Để có thể khiến mọi thứ vận hành trơn tru khi bạn mới bắt tay khởi nghiệp, hãy đảm bảo là bạn đã dành đủ thời gian để nhìn nhận về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Để có thể hoàn thiện và sẵn sàng cho công việc kinh doanh sắp tới.

9

Ngoại ngữ

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc nắm bắt các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.

10

Đa nhiệm

Là một doanh nhân, ở bất kỳ giai đoạn nào bạn đều phải biết giải quyết hàng tá công việc cùng một lúc, đồng thời am hiểu biết hết mọi thứ, mọi lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp. Thế nên, khi mới bắt đầu, song song với việc điều hành, quản lý công ty, có thể bạn còn phải để tâm đến nhiều việc khác, chẳng hạn như giao – nhận hàng hóa. Thậm chí khi việc kinh doanh phát triển, mọi thứ đã bắt đầu ổn định, công việc của bạn sẽ có những thay đổi, tuy nhiên, bạn vẫn phải kiêm nghiệm rất nhiều thứ đấy!

Những CEO thành công luôn có kỹ năng quản lý tốt thời gian, sắp xếp mọi thứ hợp lý, họ biết tách biệt những thứ quan trọng như gia đình hay sức khỏe ra khỏi dự định tương lai, nghề nghiệp của mình.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *