Người điều khiển xe máy dễ gặp rủi ro khi di chuyển trong trời mưa bão, đặc biệt chị em phụ nữ vì tay lái yếu. Chính vì vậy, khi đi xe vào những ngày mưa to … xem thêm…hay giông bão, lái xe nên trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để có thể di chuyển an toàn, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Toplist xin giới thiệu với các bạn những lưu ý cần thiết khi đi xe máy trời mưa bão để các bạn có thể đi lại trên đường dễ dàng hơn!
Quan sát kĩ và di chuyển chậm
Khi đi dưới trời mưa, lái xe cần phải quan sát thật kỹ và di chuyển chậm để có thể tránh được những va chạm không đáng có và tránh không bị đỗ xe. Nên dùng mũ bảo hiểm có mặt nạ bảo vệ, mặc dù hơi cồng kềnh nhưng sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn khi chạy xe dưới trời mưa. Bạn cần nhớ, nếu tăng tốc độ của xe máy trong khi trời mưa rất nguy hiểm. Khi xe tiến vào quãng đường lầy lội, việc đầu tiên bạn cần làm là nhả nhẹ chân ga hay giảm tốc độ ngay lập tức để tránh cho các bánh xe không bị trượt. Bạn nên đi chậm hơn so với tốc độ bình thường và tăng khoảng cách với xe phía trước, chú ý quan sát và để xe chạy đều. Không nên tăng tốc hay điều khiển xe cơ động đột ngột vì đường trơn trượt có thể làm trượt bánh mất lái.
Bật đèn pha để quan sát tốt hơn và để các xe khác cũng dễ dàng nhận ra xe bạn hơn, tránh va chạm không đáng có khi tầm nhìn bị hạn chế. Tránh đi sát xe tải hoặc xe bus để tránh tạt nước vào kính chắn gió. Đi giữa phần đường của mình để đề phòng rủi ro khi va chạm với xe khác, xe của bạn bị quăng ngang vì phanh gấp. Đây cũng là cách để tránh cho xe của bạn khỏi bị ngập nước vì mặt đường ở giữa thường được thiết kế cao hơn so với hai bên. Nếu ở những đoạn đường có vũng nước lớn, hãy quan sát những phương tiện phía trước làm chuẩn để bám, nhưng nhớ luôn giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe tốt nhất có thể.
Sử dụng kính mắt
Khi đi trong trời mưa bạn có thể sử dụng loại kính mắt màu vàng hoặc cam. Những loại kính mắt này sẽ giúp bạn có tầm nhìn rõ hơn, đặc biệt là khi đi ban ngày lúc trời mưa. Việc đi dưới trời mưa có thể bị ảnh hưởng do hơi nước bám động trên bề mặt kính. Vì thế loại tròng kính bám hơi nước sẽ tạo điều kiện cho người đeo không bị làm phiền bởi những hơi nước bám nhiều trên bề mặt tròng kính, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Một số kiểu mắt kính cho phép người đeo có thể thay đổi linh hoạt bộ phận tròng kính, tùy theo điều kiện thời tiết và nhu cầu của người dùng. Tác dụng tốt của kính phân cực với mắt người là giúp việc quan sát trong mọi điều kiện nắng gắt hoàn hảo không bị lóa và chói nhờ chặn các tia sáng nằm ngang làm chói mắt. Khi sử dụng ban đêm, giúp người lái xe không bị các tia sáng từ đèn pha xe đối diện, đèn đường… làm lóa mắt. Cũng chính vì lẽ đó, đeo kính mát phân cực sẽ giúp người lái xe lọc bớt những tia sáng nằm ngang gây ra khi khúc xạ qua màn mưa, giúp người lái nhìn tốt hơn.
Việc đeo kính hoặc sử dụng mũ bảo hiểm có kính chắn gió còn giúp tránh được nước đọng trên đường thường bắn tung tóe khi các loại xe lao đi. Loại nước này thường bị ô nhiễm và nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng mắt. Hiện nay, mắt kính của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều được phủ các lớp tính năng nano siêu mỏng giúp bảo vệ mắt toàn diện trước các tác nhân ảnh hưởng tới tầm nhìn và gây hại cho mắt như: nước mưa, tia uv, ánh sáng xanh, bụi bẩn, vân tay, trầy xước và chói lóa… Trong đó, công nghệ chống loang nước trên các mắt kính chống nước hay còn gọi là kính đi mưa giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bám nước trên mắt kính, đem lại tầm nhìn rõ nét kể cả khi đi mưa cho người đeo kính.
Mặc quần áo mưa gọn gàng
Trong trời mưa bạn nên mặc những bộ quần áo mưa gọn gàng, chắc tay lái, kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh để tránh trơn trượt và gió quật ngã. Tốt nhất, bạn nên tránh mặc áo mưa chui đầu, nên chọn kiểu bộ gồm áo và quần sao cho tiết diện cản gió thấp nhất. Hiện nay, có nhiều loại áo mưa được lựa chọn khi đi đường như áo mưa cánh dơi, áo mưa hai đầu, áo mưa măng tô… Loại áo mưa nào cũng cần có kỹ thuật để tránh tai nạn trong mùa mưa bão: Cần mặc áo mưa gọn gàng. Tốt nhất dùng bộ đồ đi mưa chuyên dụng (có quần, áo, nón, ủng nilon cao cấp, kính chống nước), ôm gọn người để dễ điều khiển xe và quan sát đường đi. Tránh mặc áo mưa chui đầu. Nếu phải mặc chỉ nên phủ áo mưa qua đùi để chân không bị ướt và hạn chế rủi ro. Không nên trùm phủ áo mưa qua tay lái vì vướng víu, vạt áo rất dễ bị hất ngược đập vào mặt người lái khi gió to và gây họa.
Áo mưa 2 mảnh nên chọn loại có lớp nhựa phía trước để không che đèn xe, xi nhan. Khi đi xe cần ngồi lên vạt sau áo mưa đè cố định để vạt không bị tốc ngược lên đầu, hay đập vào mặt người lưu thông cùng, hoặc quấn vào bánh xe, quật ngã người lái…
Mưa bão khiến tầm nhìn bị hạn chế, nhất là ban đêm. Vì vậy, cần sắm áo mưa có phản quang, hoặc có màu sắc sáng… để người đi đường sớm phát hiện và dễ tránh… Thông qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể sử dụng áo mưa của mình đúng cách, hiệu quả hơn và an toàn hơn.
Giữ khoảng các với các phương tiện khác
Thời tiết đang vào mùa mưa bão khiến cho người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy dễ bị trơn trượt, tầm nhìn bị giảm đi. Do đó, thay vì vội vã chạy xe ở tốc độ cao thì cần có những kinh nghiệm để tránh tai nạn bất ngờ xảy ra. Khi đi trong trời mưa bạn nên giữ một khoảng cách nhất định với các phương tiện đi trước. Khi trời mưa bão, chúng ta không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra, xe đi trước hoàn toàn có thể gặp sự cố và dừng lại bất ngờ. Bởi nguyên nhân không đến từ chính bạn mà có thể bị ảnh hưởng bởi các phương tiện khác. Vì vậy, nên giữ một khoảng cách nhất định với các phương tiện khác lưu thông trên đường.
Khi trời mưa bão, không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra, xe đi trước hoàn toàn có thể gặp sự cố và dừng lại bất ngờ. Do đó, nếu các phương tiện đi quá gần nhau, sẽ rất khó để xử lý khi có sự cố, gây ra tai nạn liên hoàn. Do đó, nếu các phương tiện đi quá gần nhau, sẽ rất khó để xử lý khi có sự cố, gây ra tai nạn liên hoàn. Luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe trước và sau.
Theo thói quen, rất nhiều lái xe thường đi bám sát đuôi xe trước, vì thế khi xe trước báo rẽ hoặc dừng đột ngột sẽ xử lý không kịp. Một cách để người khác có thể thấy tín hiệu của bạn đó là vẫy tay, vì trong điều kiện trời mưa, có thể tay lái phía sau không để ý đèn báo.
Tránh đi đoạn đường nhiều cây
Trong thời tiết trời mưa bão, nếu phải đi qua những đoạn đường nhiều cây hoặc các khu nhà cao tầng bạn cần quan sát kỹ, vì hiểm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ở những đoạn đường này, thương bị hút gió, gió giật mạnh có thể khiến nhiều phương tiện bị ngã hoặc cành cây có thể bị rớt, đổ xuống bất cứ lúc nào. Nếu gặp trời mưa bão, bạn nên tránh đi qua những đoạn đường nhiều cây hoặc các khu nhà cao tầng. Tránh đi qua đường nhiều cây khi trời mưa bão. Gió lớn có thể khiến nhiều cây cối bị quật đổ, dễ gây tai nạn cho những người đi qua.
Nếu trời mưa quá to kèm theo gió mạnh, bạn có thể dừng xe, đỗ ở rìa đường, bật đèn cảnh báo và chờ mưa ngớt, bởi mưa giông quá lớn có thể làm các lưỡi gạt nước quá tải, khiến nước liên tục tràn ngập mặt kính, làm tầm nhìn hạn chế đồng thời cũng có thể khiến cây cối gẫy đổ gây nguy hiểm.
Bạn cần chọn chỗ đỗ là những khu đất trống hay chỗ có che chắn, tránh dừng đỗ ở những khu vực có nhiều cây to. Khi quyết định đi qua vùng ngập nước nên hạn chế đạp thốc ga. Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.
Điều khiển ở số thấp
Trời mưa, người điều khiển xe máy rất dễ bị ngã do đường trơn trượt, tầm nhìn giảm. Do đó, tuyệt đối không vì vội vàng về nhà mà chạy xe ở tốc độ cao vì khi gặp phải vật cản cần phanh gấp, lốp xe không bám đường, hệ thống phanh cũng giảm tác dụng dễ gây tai nạn. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nên điều khiển phương tiện ở số thấp tùy thuộc vào điều kiện đường xá, nhất là những đoạn đường ngập. Khi cần phanh, hãy kết hợp cả phanh trước và phanh sau để đảm bảo xe ở trạng thái cân bằng. Do trời mưa đường trơn nên ma sát giữa bánh xe và đường là ít nên không nên đi xe nhanh và phanh gấp. Việc phanh gấp rất nguy hiểm vì tỉ lệ ngã là rất cao.
Cài xe số 2 hoặc 3 để đi để xe khỏe hơn, đi chậm và chắc chắn hơn trên những đoạn đường trơn. Khi gặp đoạn đường ngập, người đi nên di chuyển chậm, giữ khoảng cách với các xe xung quanh đề phòng các va chạm khi tầm nhìn bị vướng hoặc không xử lý và làm chủ được tốc độ do đường trơn, trượt. Kinh nghiệm cho thấy, việc di chuyển chậm và đi xe ở số thấp (với các xe số) sẽ giúp bạn vượt qua các vùng ngập nước an toàn. Người lái nên cố gắng hạn việc chạy sát hoặc chạy song song với các ô tô tải hoặc ô tô có kích thước lớn, bởi các xe này khi di chuyển có thể tạt nước hoặc gây sức nước mạnh khiến người đi xe nhất là chị em phụ nữ có tay lái yếu không giữ được thăng bằng.
Mang đồ bảo hộ
Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, người đi xe máy nên mang theo đồ bảo hộ. Điều này nghe có vẻ “thừa thãi” đối với các chuyến đi trong thành phố. Tuy nhiên, chúng sẽ phát huy tác dụng bảo vệ bạn khi cơ thể bị ngã. Khi mưa lớn, chúng còn giúp làm giảm tác động của nước mưa tới cơ thể, đặc biệt là đôi mắt. Với những người đam mê lái xe tốc độ, đi phượt, bạn không nên nghỉ khi nào chạy xe phân khối lớn hoặc chạy nhanh mới cần đồ bảo hộ vì rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ xe nào trên đường. Ở những vị trí như tay, cùi chỏ, đầu gối, chân,…rất dễ xảy ra chấn thương mỗi khi va chạm hoặc tai nạn xảy ra do tiếp xúc với mặt đường, đó chính là lý do bạn phải có áo giáp, quần giáp, giáp tay, giáp chân. Tùy vào khả năng kinh tế, bạn có thể chọn những loại giáp được làm từ nhiều chất liệu với giá thành khác nhau.
Giáp thường có hai loại là loại liền với quần áo và dạng rời. Dạng liên thường khó khăn hơn vì nó to, chiếm khá nhiều không gian khi mang theo, ngược lại, dạng rời lại thuận tiện, khi mặc bạn chỉ cần mặc thêm lớp áo bên trong để thừa thấm hút mồ hôi, vừa giúp da không bị ngứa, tạo sự thoải mái nhất. Tùy vào khả năng kinh tế, bạn có thể chọn những loại giáp được làm từ nhiều chất liệu với giá thành khác nhau.
Vì chúng đóng vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của bản thân nên tốt nhất bạn hãy chọn từ những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo về mặt chất lượng. Việc mang đồ bảo hộ nhiều người nghĩ không cần thiết nhưng đối với vấn đề an toàn giao thông thì lại khác. Chúng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khi bị ngã, bảo vệ tay, chân, đầu và mắt giảm chấn thương khi ta bị ngã xe.
Lưu ý về tư thế ngồi
Trời mưa thì người điều khiển phải tuân thủ nguyên tắc duy trì khoảng cách an toàn xe trước và sau. Đối với thời tiết mưa bão, bạn không nên lái xe trên đường, đặc biệt là khi có sét. Tư thế ngồi cũng rất quan trọng khi điều khiển xe máy. Do phản xạ khi gặp trời mưa, nhiều “tay lái” thường hay co chân lên bửng máy hay thậm chí còn đưa cả hai chân lên giá để đồ để tránh cho khỏi bị bắn làm bẩn giầy dép. Tuy nhiên, chính tư thế ngồi này rất không an toàn vì khiến người lái thăng bằng kém và đồng thời khi gặp tình huống bất ngờ sẽ không kịp đưa chân xuống bàn đạp phanh. Bên cạnh đó, người đi xe máy không đi gần sát các xe ô tô, vì có thể bị văng nước đọng trên đường lên người, dẫn tới bị ướt, hạn chế tầm nhìn, lạc tay lái.
Tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong mùa mưa phần lớn là do chủ quan của người tham gia giao thông. Tâm lý chung của người lái xe là sợ bị ướt nên thường phóng xe nhanh hơn khi trời có dấu hiệu chuyển mưa. Lúc trời mưa, mặt đường giảm ma sát, tầm nhìn của các lái xe bị hạn chế, rất dễ xảy ra TNGT. Để phòng tránh TNGT khi trời mưa, người điều khiển phương tiện phải hết sức cẩn thận nhất là tư thế ngồi phải thật thoải mái.
Nên phanh xe sớm
Trời mưa phùn nên đường rất trơn, dễ xảy ra các tình huống va chạm, ngã xe nên việc giữ khoảng cách an toàn giúp bạn dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ hơn. Ngoài ra, khoảng cách phanh cho đến khi xe dừng hẳn sẽ tăng lên mà người lái không căn được, vì vậy người lái nên phanh xe sớm hơn khi dừng đèn đỏ, nhường đường,… Phanh sớm sẽ giúp tránh những pha phanh gấp và tránh bị trượt bánh. Như đã đề cập ở trên, mọi người nên duy trì tốc độ ổn định trên đường, số thấp, đều ga. Nếu phải phanh thì nên phanh sớm và nhẹ. Không nên phanh quá gấp, sẽ khiến cho chiếc xe phía sau khó tính toán được khoảng cách an toàn và đâm mình.
Khi đường không bị ngập, thao tác dừng xe trên mặt đường ướt cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với đường khô ráo. Cần ước lượng càng chính xác càng tốt khoảng cách từ lúc đạp phanh đến điểm muốn xe dừng hẳn. Để tránh cho xe không bị trượt khi đạp phanh, hãy thực hiện việc phanh khi bánh xe đang ở trạng thái chạy thẳng. Trời mưa phùn nên đường rất trơn, khoảng cách phanh cho đến khi xe dừng hẳn sẽ tăng lên mà người lái không căn được. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người lái nên phanh xe sớm hơn.
Hạn chế bóp phanh trước ở xe ga
Đối với xe ga, nên hạn chế bóp phanh trước, vì trên xe scooter, thường trang bị phanh đĩa trước. Do đó, khi đường trơn, nếu chỉ dùng phanh trước thì sẽ rất nguy hiểm, dễ ngã. Bởi vậy, người lái nên sử dụng phanh cả hai bên hoặc chỉ bóp phanh bên trái. Ở xe ga, phanh tay bên trái ở nhiều chiếc xe sẽ phân phối lực phanh cả bánh trước và bánh sau, trong khi phanh tay bên phải vẫn là phanh bánh trước. Sử dụng phanh sẽ khiến chiếc xe giảm tốc nhanh chóng, nhưng đi kèm với nó cũng là mất thăng bằng, mất lái do sự thay đổi tốc độ đột ngột.
Phanh trước hay gây ra tai nạn, đây là điều nhiều người mắc phải, nhất là phụ nữ. Nhiều người sử dụng phanh trước đột ngột và bóp quá mạnh khiến bánh trước hoàn toàn bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường và mất hoàn toàn khả năng điều khiển xe. Phụ nữ hay gặp tai nạn khi sử dụng phanh trước bởi tâm lý mất bình tĩnh dẫn tới tay bóp chết phanh trước, đồng thời tay yếu nên không thể xử lý dẫn tới bẻ đầu xe và ngã.
Đối với thời tiết mưa bão, lời khuyên hữu ích nhất là bạn không nên lái xe trên đường, đặc biệt là có sét. Nếu có gió mạnh, thì việc lái xe cũng gần giống như chèo thuyền trên sóng vậy nên bạn phải vững tay vì có thể xe bạn sẽ bị đẩy nghiêng theo chiều gió. Nếu phải di chuyển trong ngày mưa nhớ những lưu ý cần thiết nhất trong bài viết trên nhé. Chúc các bạn lái xe an toàn.